BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GÓC CHO TRẺ MẦM NON” NĂM HỌC 2020 -2021
Căn cứ vào công văn số 27/KH-PGDĐT ngày 07 tháng 09 năm 2020 về phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm học 2020- 2021;
Căn cứ vào kế hoạch số 26/KH-PGDĐT ngày 21 tháng 8 năm 2020 về kế hoạch chi tiết thời gian năm học 2020- 2021;
Căn cứ kế hoạch số 06/KH-CM ngày 29 tháng 9 năm 2020 về kế hoạch sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề.
Trường mẫu giáo Tân Dân báo cáo kết quả thực hiện chuyên đề: “Nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ mầm non” năm học 2020 -2021 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của Hiệu Trưởng, tạo mọi điều kiện cho chuyên môn thực hiện tốt chuyên đề.
- Giáo viên chịu học hỏi, trau dồi kiến thức, có ý thức trong việc thực hiện chuyên đề.
- Trẻ có nề nếp, ngoan, lể phép. Có ý thức học tập cao.
2. Khó khăn
- Phần lớn phụ huynh ở vùng nông thôn còn chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em.
II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ:
Qua thực hiện chuyên đề: “Nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ mầm non”, bộ phận chuyên môn đánh giá các ưu và khuyết điểm cụ thể như sau:
1. Ưu điểm:
* Đối với ban giám hiệu:
- Lên kế hoạch rỏ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tế.
- Quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt chuyên đề.
* Đối với giáo viên:
Hoạt động góc vốn là một hoạt động vẫn được tổ chức hàng ngày tại các lớp học trong trường mẫu giáo Tân Dân. Nhưng để kiểm tra chất lượng áp dụng từ lý thuyết vào thực hành thì trong tháng 11 ban chuyên môn của nhà trường đã tổ chức thực hành chuyên đề “nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ mầm non” trên quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm ” tại 8 nhóm lớp mẫu giáo bao gồm ( MGB-MGN-MGL). Với yêu cầu mỗi lớp thiết kế một hoạt động góc theo hướng đổi mới để cho giáo viên các nhóm lớp đi dự giờ học tập lẫn nhau. Nhằm mục đích giúp giáo viên nắm vững được phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động góc ở từng độ tuổi.
Qua đó có thể đánh giá được khả năng tổ chức hoạt động góc của từng giáo viên và kỹ năng chơi của trẻ trong từng nhóm lớp. Từ đó có phương hướng phát triển những điểm mạnh và điều chỉnh những tồn tại và hạn chế trong quá trình tổ chức hoạt động góc theo hướng đổi mới lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo trên trẻ. Có như vậy mới khuyến khích tính tò mò,ham thích trải nghiệm ở trẻ.
* Đối với trẻ:
- Qua quá trình thực hiện chuyên đề, đa số trẻ đều rất năng động, mạnh dạn, tự tin và tích cực tham gia các hoạt động do cô giáo tổ chức.
- Trẻ biết thể hiện vai chơi thông qua hoạt động, biết bắt chước lại những hành động của người lớn để đưa vào buổi chơi một cách chân thật.
- Trẻ nói năng lễ phép hơn, biết quan tâm và giúp đỡ mọi người hơn, biết yêu thương quý trọng ông bà cha mẹ và cô giáo, biết yêu lao động, biết tự chăm sóc cho bản thân mình, thật thà trung thực, có tinh thần đoàn kết, biết yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của mình, biết thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và biết tỏ ra kiên trì bền bỉ khi mình gặp khó khăn.
* Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh biết quan tâm hơn đến việc học tập của con mình.
- Phụ huynh thu thập nhiều nguyên vật liệu sẳn có cho giáo viên để làm nhiều đồ chơi cho trẻ hoạt động.
2. Hạn chế:
- Một số trẻ còn nhút nhát, chưa thể hiện rỏ vai chơi, sử dụng ngôn ngữ trong quá trình chơi.
II. ĐỀ NGHỊ:
Giáo viên tiếp tục thực hiện tốt chuyên đề này, cần phải tìm tòi thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nửa để trẻ được lĩnh hội một cách toàn diện hơn.
Tiếp tục sưu tầm nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn, mới lạ ở các góc để trẻ hoạt động thích thú hơn.
Trên đây là báo cáo về việc thực hiện chuyên đề: “Nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ mầm non”. Cần phát huy những kết quả đã đạt được và nghiêm túc rút kinh nghiệm những hạn chế nêu trên, để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.